Làm nhiều hơn những gì bạn nói
Nếu như tình hình công ty bắt buộc phải cắt giảm nhân sự, bạn cũng không cần quá lo lắng. Trước hết hãy cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình và thể hiện cho mọi người thấy bạn là người có năng lực thực sự. Sau đó hãy nhìn nhận mọi thứ xung quanh, suy nghĩ xem công ty đang gặp vấn ngại gì và tư duy cách giải quyết. Hãy cứ lặng lặng mà làm, không cần thiết phải khoa trương hay thể hiện điều gì. Nếu những sáng kiến mà bạn đưa ra có tính ứng dụng cao hay chí ít là nó cũng có ích đối với công ty trong thời kì khủng hoảng thì chắc chắn ban quản lý sẽ không để bạn “đi” đâu.
Coi tiền công ty giống như tiền của bạn
Nghĩa là tiết kiệm tiền cho công ty giống như đang tiết kiệm tiền cho chính bản thân bạn vậy. Trong thời kì khủng hoảng vấn đề quan trọng nhất mà các công ty phải đối mặt đó là tài chính. Họ cắt giảm nhân sự cũng vì lí do này, vì vậy hãy chứng minh cho họ thấy bạn là người tiết kiệm tiền cho công ty nhiều nhất có thể. Ông Armen Berjikly, giám đốc điều hành của ExperienceProject.com chia sẻ “cách đo lường giá trị của bạn tốt nhất trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng chính là việc bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho công ty và bạn kiếm được bao nhiêu tiền để làm đầy “kho tài chính của công ty bạn?” Hãy để cho họ thấy bạn là một người biết “xử lý” tiền của công ty cẩn thận như đang xử lý tiền của chính mình.
Tự PR cho bản thân
Đây là cách làm thông minh giúp bạn “nổi bật” so với những đồng nghiệp khác. Bạn vẫn sẽ thống nhất ý tưởng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp nhưng đừng để bị “hòa tan” vào họ. Nghĩa là bạn phải có ý tưởng riêng và một chiến lược quảng bá riêng cho năng lực của mình bằng cách: Đề ra các ý tưởng mới, có tính ứng dụng. Gửi e-mail cho ban quản lý hàng tuần hoặc hai lần một tuần để tóm tắt thành tích mà bạn đạt được,. .. Nói chung, bạn hãy làm bất cứ điều gì để ban giám đốc (ban quản lý) nhìn thấy năng lực và tiềm năng phát triển ở bạn, để họ thấy rằng họ không nên “đánh mất” bạn.
Luôn chuyên nghiệp và được mọi người tôn trọng
Nhiều khi bạn không biết rằng phong cách thời trang và phong thái làm việc cũng là thước đo trong việc quyết định bạn đi hay ở? Theo các chuyên gia tư vấn công việc thì “trang phục, hành vi, thái độ và quá trình tham gia công việc sẽ quyết định bạn có bị sa thải hay không?” Những yếu tố này dường như là hơi “nhỏ nhặt” nhưng hiệu ứng của nó thì lại không hề nhỏ. “Nếu một nhà quản lý có hai nhân viên và buộc phải sa thải một trong hai, chắc chắn người có phong cách ăn mặc thích hợp, tính tình dễ chịu, hòa nhã, được mọi người yêu mến và luôn luôn đúng giờ sẽ là người ở lại”, ông Smith, huấn luyện viên nghề nghiệp chia sẻ. Chính vì vậy ngoài năng lực làm việc, bạn hãy chú ý đến phong cách giao tiếp của mình. Nó là một trong 4 yếu tố quan trọng giúp bạn có được chiếc “ghế nóng” trong thời kì khủng hoảng kinh tế hoặc trong thời kì công ty của bạn gặp khó khăn
http://kynang.7pop.net/2011/09/lam-nao-e-co-mot-cong-viec-on-inh-thoi.html
clip vẫn xem bt có chết đâu bạn - -- http://www.blog4teen.net/2011/09/tong-hop-cac-clip-cuoi-vo-bung.html