Sau phiên họp kéo dài của HĐQT FPT, đến tối ngày 23.2 một thông cáo báo chí (TCBC) về việc bổ nhiệm TGĐ mới được FPT gửi đến báo giới.
Mấy hôm nay, làng CNTT bàn tán về những thông tin đầy bất ngờ từ tập đoàn CNTT tư nhân số 1 VN hiện nay FPT: Ông Nguyễn Thành Nam-TGĐ-bất ngờ từ chức, và ông Trương Đình Anh-Phó TGĐ-được Hội đồng quản trị (HĐQT) bổ nhiệm chức tổng TGĐ trong ngày 23.2.
Sau phiên họp kéo dài của HĐQT FPT, đến tối ngày 23.2 một thông cáo báo chí (TCBC) về việc bổ nhiệm TGĐ mới được FPT gửi đến báo giới. Tuy nhiên từ trước đó, dư luận đã xì xào “cái ghế” mà ông Nam vừa rời bỏ sẽ sớm được trao lại cho ông Trương Đình Anh.
Trong TCBC phát đi, FPT giải thích việc “thay tướng” đột ngột: “HĐQT FPT cho rằng sự thay đổi này là thích hợp và có lợi nhất cho những mục tiêu chiến lược trong 15 năm tới, sự phát triển ổn định của tập đoàn và nhất quán với lộ trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo”, và “trong giai đoạn kế tiếp, FPT cần một lãnh đạo mới và ông Trương Đình Anh được đánh giá là người phù hợp nhất với vị trí này”. Tuy nhiên, TCBC ngắn gọn và chung chung đã không giải thích rõ được sự “phù hợp nhất” với chiếc ghế CEO FPT của ông Đình Anh là những gì.
Sự thay đổi này gây chú ý dư luận vì đến thời điểm này, FPT vẫn là DN CNTT ngoài quốc doanh lớn nhất VN tính về doanh số và lợi nhuận. Năm 2010, FPT đạt tổng doanh thu hơn 20.516 tỉ đồng, vượt ngưỡng 1 tỉ USD, và tổng lợi nhuận đạt hơn 2.022 tỉ đồng.
Ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm chức Phó TGĐ FPT chưa lâu, đồng thời kiêm luôn chức GĐ FPT TPHCM một thời gian thay ông Hoàng Minh Châu. Trước đó, ông này đã là TGĐ rồi lên làm Chủ tịch HĐQT của Cty FPT Telecom, đơn vị đóng góp lợi nhuận hàng đầu trong tập đoàn. Ông Đình Anh một thời gây sốc với tuyên bố “40 tuổi sẽ làm thủ tướng”.
Tuy nhiên trong điều hành DN, ông còn gây sốc nhiều hơn với quan điểm kinh doanh tất cả vì doanh số và lợi nhuận. Ai kiếm tiền giỏi được ông biệt đãi, người kinh doanh hiệu quả được ông trọng dụng. Nhưng cũng vì quan điểm khắc nghiệt này, không ít người trong những bộ phận chưa kịp làm ra tiền, còn cần nuôi dưỡng phải “rên xiết” dưới cách quản của ông. Và trên thực tế, trong hàng tổng và phó tổng các Cty thành viên, không ít người đã bị ông Đình Anh lạnh lùng “phế vị”.
Nhưng dù ghét hay yêu, không ai có thể phủ nhận khả năng bẩm sinh “nhìn ra tiền” và điều hành kinh doanh hiệu quả của ông. Chỗ nào không hiệu quả là ông “chặt”. Trong chưa đầy một năm chấp chính chức GĐ FPT TPHCM, ông Trương Đình Anh đã tinh giản hàng chục người. có vẻ như, lộ trình thực tế trong việc cơ cấu nhân sự từ FPT đến thời điểm này cho thấy vị trí GĐ FPT TPHCM chỉ là quãng thời gian “học việc” làm tổng, là bước đệm cho bước cao hơn là TGĐ FPT. Và ngay lúc này, nội bộ nhân viên FPT đang đo lường khả năng ông Trương Đình Anh sẽ thanh lọc nhân sự ở cấp độ cao và phạm vi rộng hơn-trên bình diện tập đoàn.
Ông Trương Đình Anh có tư duy thực dụng cũng như chủ tịch tập đoàn Trương Gia Bình, nhưng theo quan sát thì ít biết dung hòa hơn. Tuy nhiên, ông có tư duy kinh doanh mạnh mẽ, và khả năng cung cấp thông tin rõ ràng, không ngại bộc lộ thẳng tham vọng ngay cả những thông tin được xem là nhạy cảm.
Chỉ có điều đáng lưu tâm là, sau khi ông Đình Anh làm TGĐ FPT, thì ba người của dòng họ Trương đã nắm giữ những vị trí chủ chốt quan trọng nhất của tập đoàn này: Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình, TGĐ Trương Đình Anh và GĐ FPT TPHCM Trương Thị Thanh Thanh.
Ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm làm tổng giám đốc FPT
Theo Lao Động
Mấy hôm nay, làng CNTT bàn tán về những thông tin đầy bất ngờ từ tập đoàn CNTT tư nhân số 1 VN hiện nay FPT: Ông Nguyễn Thành Nam-TGĐ-bất ngờ từ chức, và ông Trương Đình Anh-Phó TGĐ-được Hội đồng quản trị (HĐQT) bổ nhiệm chức tổng TGĐ trong ngày 23.2.
Sau phiên họp kéo dài của HĐQT FPT, đến tối ngày 23.2 một thông cáo báo chí (TCBC) về việc bổ nhiệm TGĐ mới được FPT gửi đến báo giới. Tuy nhiên từ trước đó, dư luận đã xì xào “cái ghế” mà ông Nam vừa rời bỏ sẽ sớm được trao lại cho ông Trương Đình Anh.
Trong TCBC phát đi, FPT giải thích việc “thay tướng” đột ngột: “HĐQT FPT cho rằng sự thay đổi này là thích hợp và có lợi nhất cho những mục tiêu chiến lược trong 15 năm tới, sự phát triển ổn định của tập đoàn và nhất quán với lộ trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo”, và “trong giai đoạn kế tiếp, FPT cần một lãnh đạo mới và ông Trương Đình Anh được đánh giá là người phù hợp nhất với vị trí này”. Tuy nhiên, TCBC ngắn gọn và chung chung đã không giải thích rõ được sự “phù hợp nhất” với chiếc ghế CEO FPT của ông Đình Anh là những gì.
Sự thay đổi này gây chú ý dư luận vì đến thời điểm này, FPT vẫn là DN CNTT ngoài quốc doanh lớn nhất VN tính về doanh số và lợi nhuận. Năm 2010, FPT đạt tổng doanh thu hơn 20.516 tỉ đồng, vượt ngưỡng 1 tỉ USD, và tổng lợi nhuận đạt hơn 2.022 tỉ đồng.
Ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm chức Phó TGĐ FPT chưa lâu, đồng thời kiêm luôn chức GĐ FPT TPHCM một thời gian thay ông Hoàng Minh Châu. Trước đó, ông này đã là TGĐ rồi lên làm Chủ tịch HĐQT của Cty FPT Telecom, đơn vị đóng góp lợi nhuận hàng đầu trong tập đoàn. Ông Đình Anh một thời gây sốc với tuyên bố “40 tuổi sẽ làm thủ tướng”.
Tuy nhiên trong điều hành DN, ông còn gây sốc nhiều hơn với quan điểm kinh doanh tất cả vì doanh số và lợi nhuận. Ai kiếm tiền giỏi được ông biệt đãi, người kinh doanh hiệu quả được ông trọng dụng. Nhưng cũng vì quan điểm khắc nghiệt này, không ít người trong những bộ phận chưa kịp làm ra tiền, còn cần nuôi dưỡng phải “rên xiết” dưới cách quản của ông. Và trên thực tế, trong hàng tổng và phó tổng các Cty thành viên, không ít người đã bị ông Đình Anh lạnh lùng “phế vị”.
Nhưng dù ghét hay yêu, không ai có thể phủ nhận khả năng bẩm sinh “nhìn ra tiền” và điều hành kinh doanh hiệu quả của ông. Chỗ nào không hiệu quả là ông “chặt”. Trong chưa đầy một năm chấp chính chức GĐ FPT TPHCM, ông Trương Đình Anh đã tinh giản hàng chục người. có vẻ như, lộ trình thực tế trong việc cơ cấu nhân sự từ FPT đến thời điểm này cho thấy vị trí GĐ FPT TPHCM chỉ là quãng thời gian “học việc” làm tổng, là bước đệm cho bước cao hơn là TGĐ FPT. Và ngay lúc này, nội bộ nhân viên FPT đang đo lường khả năng ông Trương Đình Anh sẽ thanh lọc nhân sự ở cấp độ cao và phạm vi rộng hơn-trên bình diện tập đoàn.
Ông Trương Đình Anh có tư duy thực dụng cũng như chủ tịch tập đoàn Trương Gia Bình, nhưng theo quan sát thì ít biết dung hòa hơn. Tuy nhiên, ông có tư duy kinh doanh mạnh mẽ, và khả năng cung cấp thông tin rõ ràng, không ngại bộc lộ thẳng tham vọng ngay cả những thông tin được xem là nhạy cảm.
Chỉ có điều đáng lưu tâm là, sau khi ông Đình Anh làm TGĐ FPT, thì ba người của dòng họ Trương đã nắm giữ những vị trí chủ chốt quan trọng nhất của tập đoàn này: Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình, TGĐ Trương Đình Anh và GĐ FPT TPHCM Trương Thị Thanh Thanh.
Ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm làm tổng giám đốc FPT
Theo Lao Động
ST:
http://www.vnpressnet.com/2011/02/mo-xe-truong-inh-anh-tan-tg-cua-fpt.html
0 comments